Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Danh sách cửa khẩu Việt Nam - Campuchia

Danh sách cửa khẩu Việt Nam - Campuchia

Hiện nay, theo hiệp định ký kết giữa Viêt Nam và Campuchia, có các cặp cửa khẩu đường bộ quốc tế cho phép khách du lịch quốc tế qua lại giữa hai nước sau đây:
Mộc Bài (Tây Ninh) / Bavet (Svay Rieng);
Tịnh Biên (An Giang) / Phnom Den (Takeo);
Xà Xía (Hà Tiên, Kiên Giang) / Prek Chak (Lork Kam Pot);
Dinh Bà (Tân Hồng, Đồng Tháp) / Banteay Chakrei (Prey Veng)
Thường Phước (Đồng Tháp) - Koh Rokar (Prey Veng)
Bình Hiệp (Mộc Hóa, Long An) /  Prey Voir (Svay Rieng)
Xa Mát (Tây Ninh) / Trapeing Phlong (Kongpongcham);
Hoa Lư (Lôc Ninh, Bình Phước) / Trapeang Sre (Snoul,Kratie);
Bu Prang (Đắk Nông) / O Raing (Mundulkiri);
Lệ Thanh (Gia Lai) / Oyadav (Andong Pich – Ratanakiri).

Cửa khẩu Tịnh Biên
Ngoài ra còn có cửa khẩu quốc tế đường thủy Vĩnh Xương (An Giang) – Kaam Samnor (Kandal) và các đường bộ quốc gia (chưa cho phép du khách quốc tế qua lại) khác như:
Dak Ruê (Daklak) / (Mondulkiri);
Dak Peur (Dak Nông) / (Mondulkiri);
Hoàng Diệu (Bù Đốp, Bình Phước) / Lapake (Mondulkiri);
Kà Tum (Tân Châu, Tây Ninh) / Chan Moul (Memot, Kompong Cham);
Tống Lê Chân (Tân Châu, Tây Ninh) / Sa Tum – (Memot, Kompong Cham);
Chàng Riệc (Tân Biên, Tây Ninh) / Dar – (Memot, Kompong Cham);
Phước Tân (Châu Thành, Tây Ninh) / Romdoul (Svay Rieng);
Mỹ Quý Tây (Đức Huệ, Long An) / Somrong (Songrong, Svay Rieng);
Khánh Bình (Long Bình, An Giang) / Chrey Thom (Kandal);
Giang Thành (Kiên Lương, Kiên Giang) / Ton Hon (Kampot).
Sau đây là thông tin chi tiết một số cửa khẩu lớn:
Mộc Bài, Tây Ninh, Vietnam/Bavet, Svay Reing, Campuchia:
Từ Tp Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 22 đến Mộc Bài/Bavet và từ cửa khẩu này đi theo Quốc lộ 1 của Campuchia là con đường thuận tiện nhất để đến thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Phương tiện đường bộ giữa Tp Hồ Chí Minh Việt Nam và Phnom Penh qua cửa khẩu Mộc Bài bao gồm:
1. Xe bus cỡ lớn 45 chỗ có điều hoà nhiệt độ của các hãng Phon Linh/Sapaco/Mailinh/Mekong Express/Sinh Cafe/Kumho Samco/Sorya/Khải Nam/Capitol khởi hành nhiều chuyến trong ngày, xe chạy thẳng tới TPHCM không đổi xe, giá vé từ 10-12USD một khách.
Cửa khẩu Mộc Bài - Mocbai Bavet border
2. Cũng có thể đi bằng xe bus từ Tp Hồ Chí Minh (giá khoảng 25,000 đ) tuyến Bến Thành-Mộc Bài tại trạm xe bus trước chợ Bến Thành hoặc các trạm dọc tuyến Bến Thành-Mộc Bài, sau đó tự làm thủ tục qua cửa khẩu và tiếp tục bắt xe taxi địa phương.
Lưu ý là phải đi bộ khoảng gần 800m, do đó, người già hay mang có nhiều hành lý nên thuê xe ôm chở qua cửa khẩu (khoảng 10,000 đ).  Hoặc có thể đón taxi meter tại Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên hãy mặc cả giá 15 USD hoặc 350.000 VND chứ không nên dùng đồng hồ của xe vì giá tính theo đồng hồ sẽ cao hơn nhiều (một số hãng taxi không chấp nhận mặc cả nhưng cũng có hãng đồng ý).
Sau khi làm thủ tục Campuchia, có rất nhiều xe taxi chờ sẵn phía ngoài cửa khẩu chỉ 200 m, thuê riêng taxi giá 45 USD hoặc đi chung 5-7 USD (một xe taxi có khi chở tới 6 người khách, vì thế nếu muốn thoải mái hơn, trả 15-18 USD để ngồi một mình một ghế phía trước.
Xe taxi tại Campuchia là loại xe 4 chỗ không có đồng hồ meter , thường trả khách tại chợ Chhbar Ampeov (chân cầu Sài Gòn – Monivong), hoặc chợ Olympic (ngay trung tâm thành phố).
Visa Campuchia được cấp ngay tại cửa khẩu mà không cần thủ tục gì ngoài một tờ khai và một ảnh 4x6cm (người có hộ chiếu Việt Nam được miễn visa du lịch có thời hạn 30 ngày). Bên phía Việt Nam, visa cũng có thể được cấp ngay tại cửa khẩu nhưng phải có công văn chấp nhận trước của Cục qủan lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Vĩnh Xương (gần thị xã Châu Đốc), An Giang, Việt Nam/Kaam Samnor, Campuchia:
Là cửa khẩu đường thủy trên sông Mekong. Nếu đi từ Campuchia điểm khởi hành thuận tiện nhất là thủ đô Phnom Penh. Có 2 lựa chọn:
1. Từ Phnom Penh có thể đi xe khách hoặc taxi (đi chung) trên Quốc lộ 1 tới thị trấn Neak Luong (nơi Quốc lộ 1 cắt ngang sông Mê Kông)
- giá vé 15.000 riel/ khách, tại đây đi xuồng máy trên sông Mê Kông để về cửa khẩu Kaam Samnor gần thị xã Châu Đốc,
- giá vé 15.000 riel/ khách, từ bến xuồng đi xe ôm về cửa khẩu, làm thủ tục xuất cảnh Campuchia, đón xe ôm sang phía Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh và lại đi xe ôm để về trung tâm thị xã Châu Đốc, khoảng  vài km.
Tại Châu Đốc có rất nhiều nhà trọ và khách sạn.
Toàn bộ hành trình mất khoảng 5h. Từ Châu Đốc đi xe khách hay xe bus để về TP Hồ Chí Minh giá vé khoảng 100.000 đ/ khách. 
Lưu ý mua vé của các hãng nổi tiếng, hầu hết xe khách dù đều không khởi hành theo giờ mà chờ đủ khách mới khởi hành. Do đó, nên cố gắng tìm xe nào đã khá đông khách nếu không muốn ngồi chờ, có khi là cả tiếng đồng hồ.
2. Nếu ngại phải tự lo liệu đón tàu xe khá rắc rối như trên thì đã có dịch vụ vé tàu cánh ngầm Phnom Penh – Châu Đốc trọn gói của Công ty tàu Hàng Châu, khởi hành hàng ngày, giá vé 26USD gồm cả thủ tục xuất nhập cảnh do nhà tàu lo. Tại Việt Nam mua vé tại khách sạn Hàng Châu, thị xã Châu Đốc. Tại Phnom Penh.
Tại cửa khẩu này bên Campuchia cấp visa ngay tại cửa khẩu, visa Việt Nam không được cấp tại cửa khẩu này.
Tịnh Biên (gần thị xã Châu Đốc), An Giang, Việt Nam/Phnom Den, Takeo, Campuchia:
Cửa khẩu này thuộc tỉnh Takeo, Campuchia cách khoảng 10km về phía Nam thị xã Châu Đốc, Nếu đi từ Campuchia cửa khẩu này thuận tiện để đến Kampot và Phnom Penh.
Tại Phnom Penh, đi xe đò từ Phsar Damkor (chợ Đamkô) tới Phnom Den tỉnh Takeo (8-10USD/ người) làm thủ tục xuất nhập cảnh và đi bộ qua cửa khẩu Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe ôm hay taxi tới Châu Đốc khoảng 10km về hướng Bắc. Từ Châu Đốc đi xe Bus hoặc xe khách để về TP Hồ Chí Minh.
Cửa khẩu Phnom Den - Tịnh Biên border
Tại Kampot, đi taxi tới cửa khẩu Phnom Den giá khoảng 25USD và mất 2-3h, nếu muốn, chủ xe có thể tìm người đi cùng và lúc đó thì giá taxi sẽ rẻ hơn. Taxi sẽ đi qua huyện Kampong Trach của tỉnh Kampot tới cửa khẩu Phnom Den.
Nhiều đoạn đường đã xuống cấp, đặc biệt khó đi lại vào mùa mưa và mất nhiều thời gian. Tại Phnom Den, làm thủ tục xuất nhập cảnh và đi bộ qua cửa khẩu Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe ôm hay taxi về Châu Đốc, giá Taxi khoảng 10USD nhưng họ có thể nói 15USD cho nên đừng quên mặc cả trước khi đi. Từ Châu Đốc đi taxi, hay xe bus để về TP Hồ Chí Minh.
Tại cửa khẩu này bên Campuchia cấp visa ngay tại cửa khẩu, visa Việt Nam không được cấp tại cửa khẩu này.
Xa Mát, Tây Ninh, Việt Nam/Trapeng Phlong, Kampong Cham, Campuchia:
Cửa khẩu này mới mở cho du khách quốc tế tại tỉnh Kampong Cham giáp danh với tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Từ thị xã Tây Ninh đến cửa khẩu khoảng 48km. Có thể đón taxi hoặc xe khách để tới cửa khẩu.  Bên phía Campuchia, mất khoảng 137km đường trải nhựa chất lượng rất tốt để đến thị xã Kompong Cham. Xe taxi hoặc xe khách cũng có sẵn tại cửa khẩu.
Tại cửa khẩu này bên Campuchia cấp visa ngay tại cửa khẩu, visa Việt Nam không được cấp tại cửa khẩu này.
Xả Xía (gần thị xã Hà Tiên), Kiên Giang, Việt Nam/Prek Chark, Campuchia:
Cửa khẩu này đã mở cho người nước ngoài từ 2009. Từ thị xã Hà Tiên đến cửa khẩu chỉ mất 7km, nên có thể đón xe ôm để tiết kiệm chi phí. Cửa khẩu này thuận tiện để đến thành phố biển Kép, Kampot và Sihanoukville.
Phía Campuchia, chỉ mất 44km để đến Kép, 53km để đến Kampot và 144km để đến Sihanoukville. Cũng từ cửa khẩu này, đi khoảng 93km để đến khu du lịch mới nhất của Campuchia là dự án núi Thansur Bokor. Bên phía Campuchia ngay sát cửa khẩu khoảng 20km đường còn lầy lội. Nhưng sau đó thì chất lượng mặt đường khá tốt.
Cửa khẩu Prek Chas - Xả Xía border
Tại cửa khẩu này bên Campuchia cấp visa ngay tại cửa khẩu, visa Việt Nam không được cấp tại cửa khẩu này.
Hoa Lư (Lộc Ninh), Bình Phước, Việt Nam/Trapeang Sre, (Snoul), Kratie, Campuchia:
Cửa khẩu này thuận tiện để tới tỉnh Kratie, Mondolkiri, Stung Treng. Nằm trên địa bàn Huyện Lộc Ninh, Bình Phước của Việt Nam và Huyện Snoul tỉnh Kratie, Campuchia. Cửa khẩu cách thị trấn Bình Long 24km và cách Tp Hồ Chí Minh 152km.
Bên phía Campuchia, cửa khẩu cách thị xã Kratie 102km, cách Mondolkiri 128km, và Stung Treng là 226km. Từ Tp Hồ Chí Minh có thể đón xe khách tại bến xe Miền Đông đi Bình Long, giávé khoảng 60,000 đ.
Từ đây đi xe ôm tới cửa khẩu khoảng 80,000 đ. Làm thủ tục và đón xe ôm đi tiếp đến Snoul khoảng 4$. Tại ngã ba Snoul có các quầy bán vé xe khách, dễ dàng mua được vé đi Kratie, Mondulkiri hay Phnom Penh.

Lệ Thanh (Đức Cơ), Gia Lai, Việt Nam/Oyadav, Rattanakiri, Campuchia:

Là cửa khẩu kết nối khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với Đông Bắc Campuchia. Tới Banlung 69km, thị trấn Móc Đen huyện Đức Cơ 10km, Pleiku 74km

Cửa khẩu Bình Hiệp

Ngày 11/1/2011 cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Bên kia biên giới, Chính phủ Vương quốc Campuchia cũng đã quyết định nâng cấp cửa khẩu quốc gia BrâyVo thành của khẩu quốc tế. Vùng biên giới Mộc Hóa như đang được đánh thức khi cặp cửa khẩu quốc tế này được khai thông.

Cửa khẩu Dinh Bà

Dinh Bà là cửa khẩu quốc tế, thuộc xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đây là điểm cuối của Quốc lộ 30 (Km 120 + 000). Ranh giới Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng. Cửa khẩu Dinh Bà nối cửa khẩu Bon Tia Chak Cray tại Campuchia.


Cửa khẩu Thường Phước

Thường Phước là cửa khẩu quốc tế đường sông , thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ranh giới Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng. Cửa khẩu Thường Phước nối cửa khẩu Côk Rô Ca tại Campuchia.

Cửa khẩu Vĩnh Xương

Cửa khẩu Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế đường sông, thuộc Thị xã  Tân Châu, tỉnh An Giang. Cửa khẩu Vĩnh Xương và Thường Phước là 2 điểm nối tạo thành biên giới đường sông của Việt Nam và Campuchia. Cửa khẩu Vĩnh Xương nối với cửa khẩu Ca Om Sam No của Campuchia.

Cửa khẩu Hà Tiên

Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 7km, nối với cửa khẩu Prek Chak, tỉnh Kampot, Campuchia.


Cửa khẩu Bu Prăng

Cửa khẩu Bu Prăng thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Bu Prăng hiện nay đang là cửa khẩu quốc gia và trong tương lai gần sẽ được nâng cấp lên thành cửa khẩu Quốc tế.

Cửa khẩu Hoàng Diệu

Cửa khẩu quốc gia Hoàng Diệu thuộc địa phận xã Hưng Phước, huyện Phước Long nối với cửa khẩu Lapakhe huyện Munđikiri của Campuchia.

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Cửa khẩu Mỹ Quý Tây thuộc địa phận xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Long An, cách cách tỉnh lỵ Svây-Riêng khoảng 70 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, rất thuận lợi trong giao lưu thương mại quốc tế do khoảng cách đến các cảng quốc tế tại TP.HCM và Long An gần hơn so với các cửa khẩu khác.

Cửa khẩu Khánh Bình

Cửa khẩu Khánh Bình thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, nối với nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu Chrây Thum tương ứng. Ngay tại cửa khẩu Khánh Bình là bến phà trên sông Bình Di, biên giới trên sông của 2 nước.


Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là cửa khẩu Quốc Gia nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đây là nơi trao đổi hàng hóa chính với tỉnh Tà Keo của Campuchia.

Cửa khẩu Giang Thành

Cửa khẩu Giang Thành là cửa khẩu Quốc gia nằm trên địa bàn xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tương ứng bên phía Campuchia là cửa khẩu Tonhon huyện Konpong Track tỉnh Kampot.

Cửa khẩu Lộc Thịnh

Cửa khẩu Lộc Thịnh nằm trên địa bàn xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, trước đây có tên là cửa khẩu Tà Vát được nâng cấp lên thành cửa khẩu Quốc gia vào ngày 7/3/2013. Trong tương lai khi đường sắt xuyên á được đưa vào sử dụng song song với quốc lộ 13, cửa khẩu Lộc Thịnh sẽ là cửa ngõ thuận tiện để đi du lịch Phnompenh, Xiêm Riệp

Những điều cần tránh khi đi du lịch campuchia

 Những điều cần tránh khi đi du lịch campuchia

Tục ngữ có câu "nhập gia tùy tục", mỗi đất nước đều có những điểm đặc trưng, văn hóa riêng mà các du khách phải tuân theo để tránh những sự cố đáng tiếc.
Dưới đây là một số kinh nghiệm các bạn nên "nằm lòng" nếu có ý định du lịch Campuchia.

Cách thức giao tiếp

Chào bằng kiểu sompiah đối với những người có địa vị xã hội bằng hoặc cao hơn bạn. Sompiah là hình thức chào hỏi của người Khmer bằng cách chắp hai bàn tay của bạn lại với nhau như thể cầu nguyện và cúi đầu chào. Ngày nay, mặc dù bắt tay là hình thức hoàn toàn phổ biến và được chấp nhận nhưng bạn cũng có thể chào sompiah trước khi bắt tay.
Chào theo kiểu Sompiah
Chào theo kiểu Sompiah
Không được chỉ tay trực tiếp vào ai đó, không được chạm vào đầu hoặc tóc của bất kỳ ai (đầu được coi là một bộ phận thiêng liêng của cơ thể) và không được vỗ lên đầu trẻ em.
Bạn cũng phải thật cẩn thận không chỉ lòng bàn chân của bạn vào bất cứ ai, đặc biệt là khi bước đi. Khi ở trong nhà của một người Khmer hoặc trong một ngôi chùa, không ngồi với đôi chân bắt chéo nhau, bạn nên ngồi với cả hai chân đặt ở một bên.
Bạn phải nhớ cởi nón và giày của bạn khi vào chùa. Không ngồi cao hơn so với một tu sĩ. Nếu bạn là một phụ nữ thì không được chạm vào một nhà sư.
Không được biểu hiện sự tức giận. Đây là một dấu hiệu của sự thiếu sự kiểm soát và được cho là rất bất lịch sự. Trong bất kể tình huống và bất cứ điều gì không hợp ý, bạn hãy mỉm cười và giữ thái độ thật bình tĩnh để giải quyết.

Những lưu ý về trang phục

Hãy ăn mặc thật giản dị và kín đáo khi bước vào một ngôi chùa, cũng như cung điện hoàng gia ở Phnom Penh. Bạn nên cân nhắc mua một áo T-shirt và sarong sao cho phù hợp với phần quần áo còn lại của bạn trước bị bước vào các ngôi chùa.
Hãy mang krama trong khi đi du lịch ở Campuchia. Krama là một khăn trông khá giống với khăn rằn của Việt Nam, được làm bằng bông mà bạn có thể quấn xung quanh đầu và cổ của bạn…rất hữu ích vì nó có thể giúp bạn che nắng và bụi bặm ở Campuchia. Bên cạnh việc sử dụng nó như một chiếc khăn che, người dân Campuchia còn sử dụng trong nhiều việc khác như để mang em bé, mang bất kì vật gì, lót bàn, ghế, đèn trang trí…và những cách sáng tạo khác.
Khăn krama một vật dụng không thể thiếu khi du lịch Campuchia
Khăn krama một vật dụng không thể thiếu khi du lịch Campuchia
Người dân địa phương dùng khăn để địu em bé
Người dân địa phương dùng khăn để địu em bé
Bạn có thể biến tấu chiếc khăn tùy thích
Bạn có thể biến tấu chiếc khăn tùy thích

Nhà vệ sinh

Bạn đừng nên mong đợi tìm được một nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp và có sẵn ở bất cứ nơi nào. Nhà vệ sinh ngồi chồm hổm vẫn còn rất phổ biến ở Campuchia. Trước khi bạn ra khỏi khách sạn để đi chơi hoặc mua sắm, và đặc biệt là trước khi thực hiện một chuyến đi đường dài, hãy nhớ một quy tắc cơ bản: “Đi vệ sinh ngay bây giờ hoặc không bao giờ”.
Nếu bạn đang ở trên một chuyến đi đường dài và có nhu cầu phải đi vệ sinh dọc đường, hãy chắc chắn rằng chỗ bạn đứng không có bảng hiệu “Hãy coi chừng bom mìn!”

Giao thông vận tải

Giao thông ở Campuchia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, nên nhìn chung khá là hỗn loạn. Khi đi xe ôm, xe tuktuk hoặc xích lô bạn nên cẩn thận mặc cả giá trước khi đi. Bạn đừng cảm thấy bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy người dân ngồi trên nóc xe, vì theo quan niệm của người dân bản địa thì ngồi trên nóc xe sẽ… an toàn và ít tốn kém hơn.
Người Campuchia quan niệm ngồi trong xe  nguy hiểm hơn ngồi trên... nóc
Người Campuchia quan niệm ngồi trong xe nguy hiểm hơn ngồi trên… nóc
Giao thông ở đây cũng khá hỗn loạn
Giao thông ở đây cũng khá hỗn loạn

Kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Campuchia

Bạn nên đến các khu chợ truyền thống và các chợ có các cửa hàng bán đá quý, lụa, đồ trang trí bằng gỗ và bạc, hộp trầu, hàng may mặc. Các khu chợ nổi tiếng ở đây là chợ Nga, chợ trung tâm Phnom Penh và Phsar Toul Tompong (Phsar nghĩa là chợ).
Hãy cẩn thận hàng giả khi mua đá quý mới hoặc đã qua sử dụng, hãy chắc chắn nơi bạn mua hàng phải đảm bảo đáng tin cậy và được những người quen giới thiệu.
Mua sắm ở chợ trung tâm Phnom Penh
Mua sắm ở chợ trung tâm Phnom Penh

Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ ở Campuchia là riel nhưng đô la cũng được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi. Cho đến nay, nền kinh tế Campuchia và hệ thống ngân hàng đều được điều hành chủ yếu bằng đồng đô la. Vì vậy, đừng nên lãng phí thời gian để đi đổi tiền khi đến đây.
Mặc dù cũng có nhiều nơi cho phép dùng thẻ tín dụng để trả tiền, nhưng bạn vẫn nên mang theo nhiều tiền mặt, bởi vì hầu hết các dịch vụ du lịch ở Campuchia chỉ chấp nhận trả tiền mặt.
Hãy đảm bảo tiền của bạn vẫn còn mới, không bị hư hại nhiều. Ở Campuchia qui định khá chặt chẽ cho vấn đề này, họ không chấp nhận tiền mặt, đặc biệt là tờ 100 đô la bị rách, bẩn.

Chú ý về an ninh và sức khỏe

Bạn rất không nên để mình bị bệnh ở Campuchia. Dịch vụ cấp cứu và cơ sở vật chất ở các bệnh viện đều không được tốt lắm và chi phí y tế khá là tốn kém. Tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm du lịch cho mình. Không uống nước máy và cẩn thận với nước đá trong các nhà hàng. Bạn nên yêu cầu nhà hàng sử dụng đá tròn thay vì đá bào.
Phải nên chú ý về việc bảo quản đồ quý giá, bởi móc túi và cướp giật cũng khá phổ biến ở đây, đặc biệt là ở Phnom Penh.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH CAMPUCHIA

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH CAMPUCHIA

Để chuyến tham quan thật sự thú vị và nhiều trải nghiêm, khi đi du lịch Campuchia việc chuẩn vị hành trang, kiến thức cơ bản để chuyến đi của bạn được thành công là một việc không nên bỏ qua.

1. Visa
Từ ngày 04/12/2008, người Việt Nam được miễn Visa du lịch vào Campuchia. Thời gian được phép lưu trú không quá 30 ngày.
2. Thời tiết
Campuchia có hai mùa rõ rệt:
Mùa khô: tháng 11 - tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình: 26-370C.
Mùa mưa: tháng 5 - tháng 11 hàng năm, nhiệt độ trung bình: 22-320C.
Diễn biến thời tiết trong ngày: trời có mưa hàng ngày, mưa thường là mưa rào xong rồi tạnh luôn, khí hậu khá mát vào ban đêm.


3. Tiền mặt và Thẻ tín dụng
Tiền Campuchia được gọi là tiền Riel, 1 USD = 4,000 Riel.
Tuy nhiên, Quý khách không nhất thiết phải đổi từ USD sang tiền Riel vì có thể mua bất cứ đồ dùng gì bằng tiền USD. Quý khách nên mang theo tiền USD mệnh giá nhỏ để tiêu dùng.
Quý khách cũng có thể rút tiền mặt USD bằng thẻ tín dụng (VISA, MASTER) tại các máy ATM của ngân hàng ANZ Royal Bank ở Campuchia. Phí rút tiền khoảng 3%-4%.
4. Dịch vụ y tế
Dich vụ y tế tại Capuchia chưa phát triển, chi phí cao. Quý khách nên mua bảo hiểm khách du lịch trước khi đi và tiêm phòng một số bệnh nhiệt đới (Viêm gan B, Viêm gan A, cúm).
5. Viễn thông và thông tin thời tiết
Hầu hết các hãng điện thoại di động GSM của Việt Nam đều có thể roaming ở Campuchia. Quý khách đăng ký roaming với nhà cung cấp nếu muốn sử dụng tại Campuchia.
Hiện tại, Campuchia chưa phát triển dịch vụ bưu điện. Khi cần liên lạc với gia đình, Quý khách sử dụng dịch vụ điện thoại của khách sạn hoặc dịch vụ điện thoại tư nhân dọc đường.
Nếu Quý khách muốn mua sim điện thoại, vui lòng liên hệ với Hướng dẫn viên địa phương nếu cần mua.
6. Internet
- Internet Cafe tuy chưa phát triển nhiều nhưng hầu hết tại các khu trung tâm du lịch của thành phố đều có.
- Wi-fi: các quán Cafe, Guest House và Hotel đều có và dùng miễn phí.
7. Điện
- Ổ cắm điện: chạc 2 (tròn hoăc dẹt).
- Dòng điện: 220V - 50Hz
8. Giải trí
Disco, Bar, Cafe, Massge & Spa dành cho khách du lịch khá phổ biến, đẹp, lịch sự. Quý khách có thể tìm thấy tất cả các món ăn trên thế giới tại khu phố PUB STREET.
9. Đặc sản, quà lưu niệm
Đặc sản: Quý khách có thể mua cá khô, tôm khô Biển Hồ, đường Thốt Nốt, Khô Bò, Lạp Xưởng... nên mua ở Siem Reap. Liên hệ với hướng dẫn viên địa phuong.


Quà lưu niệm, khác: Tốt nhất nên mua ở Phnom Penh - đồ trang sức bằng bạc, hàng lưu niệm, quần áo có in hình Angkor, quần áo Made in Cambodia của các hãng quần áo nổi tiếng, điện thoại di động,
Chú ý
- Quý khách vui lòng mặc cả giá trước khi mua hàng tại bất cứ đâu và kiểm tra kỹ hàng hoá trước khi lấy để tránh bị hàng giả.
10. Tham quan
- Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình để phù hợp với chương trình, thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được thông báo đến các thành viên trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.
- Các thành viên thực hiện đúng yêu cầu của Đoàn về thời gian tập trung theo như thông báo. Ðoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.
- Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của người dẫn Đoàn. Nếu cần tách Đoàn vì việc riêng, Quý khách buộc phải báo cho Trưởng đoàn, người dẫn đoàn hoặc người đi trước biết.
- Trong hành trình tham quan, khi Quý khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn. Quý khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ Đoàn quay ra vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
- Khi Quý khách nào bị lạc Đoàn nên đứng tại chỗ để hướng dẫn và trưởng Đoàn tìm. Không nên đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.
- Quý khách vui lòng theo sự hướng dẫn của HDV khi vào các khu vực đền chùa có tính thiêng liêng với người Campuchia.
- Vì điều kiện khí hậu và thời tiết ban ngày rất nóng (có thể lên đến 40oC ngoài trời), Quý khách vui lòng mặc quần áo thoáng mát, di giầy dép tiện lợi cho việc leo trèo, uống nước nhiều, luôn mang theo mũ, nón và không trèo lên những mặt đá quá nóng,.
- Trong suốt chuyến đi, để đảm bảo an toàn, Quý khách vui lòng để lại trong két tại phòng hoặc gửi lễ tân khách sạn vé máy bay, hộ chiếu, đồ dùng có giá trị, tiền bạc. Lưu số điện thoại cần thiết đề phòng khi cần.
- Vì khu vực đền Angkor luôn có rất đông khách đến thăm, trong trường hợp bị lạc đoàn, Quý khách hãy đến gặp cảnh sát du lịch (luôn có mặt tại các khu đền) và yêu cầu đưa Quý khách đến nơi Quý khách muốn.
- Trong khu vực đền Angkor, hầu hết đều không bắt được sóng di động, Quý khách chú ý để nếu cần liên lạc gấp với ai thi phải rời ra ngoài khu vực Angkor.
- Tip: Quý khách nên có một chút tiền thưởng cho mọi dịch vụ đã làm Quý khách hài lòng.
- Các thành viên lưu ý không hút thuốc lá và xả rác nơi công cộng.
- Khi các thành viên muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc còn có thông tin về khách sạn mình đang ở.


11. Giao thông
Phương tiện giao thông tại Campuchia rất đa dạng:
Taxi: Chưa phổ biến, chỉ có tại thủ đô Phnom Penh.
Xe ôm: có ở mọi nơi, tài xế khá lịch sự và giá cả cũng như ở Việt Nam hoặc rẻ hơn.
Xe tuktuk: phổ biến ở khắm mọi hang cùng ngõ hẻm ở Campuchia – Xe honda lôi, có gắn thùng và mái che rất đẹp.
12. An ninh
- Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.
- Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị các thành viên luôn mang theo bên mình không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp.
- Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.
13. Một vài thông tin lưu ý khác
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia
Địa chỉ: 436 Monivong Blvd, Khan Chamcarmon, Phnompenh
Điện thoại: 00 - 85523726274
Fax: 00 - 85523726495
Email: ttcpc@mofa.gov.vn, vnembpnh@angkornet.com.kh

Kinh nghiệm đi du lịch campuchia bụi giá rẻ,chất lượng

Kinh nghiệm đi du lịch campuchia bụi giá rẻ,chất lượng

Trước hết, các bạn nên check thời điểm nên du lịch 1 nước nhé, theo thông tin cuốn lonely planet book thì ở Cam:
> Tháng 11 - 2: mùa mát, ít mưa, thích hợp để du lịch
> Tháng 4 - 5: mùa Tết ở Cam, nhưng nhiệt độ nóng nhất trong năm, có lúc lên 40oC. Tháng 4 là tháng nóng nhất.
> Tháng 7 - 9: mùa mưa. (cũng là mùa trồng trọt của họ, cánh đồng - cây cối xanh tươi)

Mình tóm tắt nội dung bài viết cho các bạn dễ theo dõi:

Phần A: thông tin chung cho những bạn đang tìm thông tin tham khảo để phượt:
> A1: Di chuyển
> A2: Sim điện thoại, đổi tiền, trả giá
> A3: Khách sạn, nhà nghỉ.
> A4: Linh tinh: thông tin về ăn uống, tour đi đảo, vé tham quan Angkor

Phần B: lịch trình và một số hình ảnh/ khoảnh khắc của nhóm mình trong chuyến đi.

Giờ bắt đầu nha:

Phần A1: DI CHUYỂN
- Giữa các địa điểm (Saigon, Phnom Penh (PP), Siem Reap (SR), Sihanoukville (SV)): bằng Bus

- Di chuyển gần trong các địa điểm: Tuk tuk

Phần A1.1: Xe BUS: giá vé và lịch trình
  • SG – PP (hoặc ngược lại):
  • PP – SR (hoặc ngược lại) hay PP – SV (hoặc ngược lại): 5-6$ (lúc mình đi hãng Capitol là 5$)
  • SG – SR/SV (hoặc ngược lại): tuyến đi thẳng: 20$, tuyến “chuyển xe” ~15-16$

(đừng book vé qua ks/guesthouse, thường họ báo giá cao hơn 1$/vé)

- Nói là đi thẳng, nhưng thực ra cũng nghỉ ở Phnom Penh 1 tí, tuyến này mắc hơn là 2 tuyến riêng lẻ (SG – PP và PP – SR/SV). Tụi nhà xe giải thích là: vé đi thẳng, thì sẽ chắc chắn mình được đi sớm, không phải đợi.

- Thời gian di chuyển:
  • SG - PP: 7-8 giờ
  • PP - SR: 7-8 tiếng.
  • PP - SV: 5-6 tiếng


- Mình giải thích thêm về cái khác nhau của “vé đi thẳng” và “vé chuyển xe” nhé:
Đường đi SG – SR chia làm 2 đoạn:
. Đoạn 1: SG – PP, khởi hành lúc 6g45, tới PP khoảng 1g30
. Đoạn 2: PP – SR, bạn khởi hành lúc 2g30

“Vé đi thẳng” đảm bảo bạn sẽ khởi hành đoạn 2 lúc 2g30, “vé chuyển xe”, nó sẽ cho bạn khởi hành đoạn 2 lúc 4g (hay 4g30). Mình có thể mua 2 đoạn riêng biệt bằng 2 vé riêng biệt, tuy nhiên, đoạn 2 khởi hành lúc 2g30 không phải lúc nào cũng còn vé.
Đó là lý do tại sao “vé đi thẳng” mắc hơn “vé chuyển xe”

- Tuyến xe đi đêm:
Thông tin trên website của các hãng thì k thấy tuyến chạy đêm.
Tuy nhiên theo 1 bạn trên dd thì tuyến PP - SR thì có tuyến chạy đêm. Nếu bạn nào muốn save thời gian di chuyển thì check thử xem sao. Lúc mình đi mình cũng k biết vụ này.

- Lưu ý: trạm đến:
> Xe Sorya sẽ thả bạn ngay trung tâm, cách Central Market cỡ 2' đi bộ
> Xe Capitol sẽ thả bạn ngay trạm của hãng, ngay guesthouse capiol luôn, muốn ra Central Market phải đi Tuk Tuk (1.5-2$)

- NƯỚC UỐNG:
Chỉ có chặng SG - PP (hay ngược lại) thì có nước uống thôi nhé, nội bộ trong Cam thì không phát nước.

Phần A1.2: Xe Tuk tuk để di chuyển ở các điểm đi:
- Tuktuk tham quan Angkor: 12$/ngày, nếu có luôn xem bình minh thì 15$
Lúc deal nhớ hỏi luôn là giá đó có luôn nước uống (trong lúc tham quan) không nhé. Kì đó, mình k để ý vụ này, mình book 15$/ngày, lúc đi họ có đưa nước, lúc xong hỏi trả tiền nước thì họ bảo “it depends on u”, sau đó mình đưa thêm cho họ 1 ít luôn tiền nước và tip.

Book Tuktuk trước: các bạn có thể contact với 2 anh này:
> Anh Savuth: +855 1285 7218 (anh này k có email, các bạn gọi hay nt qua cho ảnh, ảnh sẽ trả lời). Lần vừa rồi mình đi anh này, khá hiền. 
> http://www.templetowntours.com. Anh này thì thấy trên 1 bài viết của diễn đàn, các bạn tự kiếm contact info. trong trang này nha.

- Di chuyển khoảng cách gần: ~1$/km



Phần A1.3: Kinh nghiệm và khuyến cáo của mình:
- Giá: mình đã đề cập ở trên. VP của Capitol bên VN thì ok, nhưng khi bạn hỏi VP của Sorya ở VN, nó sẽ “hét” giá thế này: 
SG – SR đi thẳng: 23$, chuyển xe: 20$,
PP – SR/SV: 9$
Nếu muốn đi Sorya, các bạn phải deal giá mạnh miệng với nó. Lơ tơ mơ là bị nó vớt ngay, mà nó mở miệng ra mà “ngọt như đường”, chị lấy em giá tốt đó. Mình mém dính chưởng vì tin người. Kì đó, đoàn mình 15ng, nếu mua lượt SR-PP, và PP – SV 9$ coi như mất toi 120$.

- Không nên mua vé tuyến PP – SR/SV ở VN, vì sẽ cao hơn ~1$ so với mua ở Cam. (lúc ghé PP, các bạn đặt vé cũng được, mà nên đặt trước 1-2 ngày)

- Khi di chuyển bên Cam: xe Capitol tốt hơn Sorya, chạy nhanh hơn, và đón khách ít hơn Sorya. Còn tuyến SG – PP hay ngc lại thì cả 2 đều ok.

- Nếu nhóm đi đông, có thể nói tụi nhà xe đón mình ở KS hay điểm nào đó.

- Lưu ý khí qua cửa khẩu Mộc Bài:
1 số line tụi Hải Quan sẽ đòi ăn tiền của mình, nó bảo mình đóng tiền. Nhưng mình không phải đóng khoản nào cho vụ này hết.

Lúc nhóm mình đi, chưa biết về vụ này, nên 1 số bạn đã bị mất 20K. Từ đó rút kinh nghiệm là: nếu tụi hải quan đòi, các bạn cứ bảo là "mấy anh đưa quy định đóng tiền ra cho tui xem, đóng tiền có biên lai gì không???" hoặc đại khái vậy... nhất quyết không đưa tiền cho tụi nó!!!

“Ăn là nghiện” những món ăn đặc trưng vùng Siem Reap

“Ăn là nghiện” những món ăn đặc trưng vùng Siem Reap

Siem Reap đâu chỉ thu hút du khách gần xa bởi những ngôi đền Angkor nổi tiếng mà còn bởi những món ăn thơm ngon tuyệt vời.

1. Cá Amok

Là một trong những món ngon nổi tiếng và được xem là phần hồn của văn hóa ẩm thực Campuchia, amok được chế biến từ vị thanh ngọt của đường thốt nốt, ngầy ngậy của nước dừa đến mùi mắm bò hóc thơm nhẹ nhàng quyện với hương lá chuối đặc trưng. Chỉ cần đến bất kỳ nhà hàng lớn nhỏ nào trong chuyến du lịch Siem Reap, không cần xem thực đơn, chắc chắn món amok luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

2. Kiến xào thịt bò

Côn trùng là một món ăn vô cùng phổ biến ở Campuchia, vì thế tất cả các loại côn trùng luôn có sẵn tên trên thực đơn tại các nhà hàng ở xứ sở này. Một trong các món ăn ngon miệng nhất mà bạn nên thử chính là kiến cây xào với thịt bò và rau húng quế. Kiến với đủ  kích cỡ sẽ được xào chung với gừng, sả, tỏi, hẹ tây và thịt bò thái mỏng. Món ăn này mang một hương vị rất độc đáo bởi vị chua nhè nhẹ do kiến tiết ra và thấm vào thịt bò. Món ăn này sẽ được dùng kèm với cơm.

3. Bún gánh cà ri cá Nom banh chok

Món bún Nom banh chok này là món ăn sáng điển hình của người Campuchia, thường được bán bởi những gánh hàng rong trên phố. Món ăn chỉ đơn giản bao gồm bún, cà ri xanh làm từ cá, lá bạc hà, sả và được trang trí với hoa chuối, dưa chuột và một số loại rau xanh khác trên cùng.

4. Bánh bò thốt nốt

Ngoài các nguyên liệu cơ bản thường thấy của bánh bò, bánh bò thốt nốt có thêm hai thành phần đặc biệt là trái thốt nốt chín và đường thốt nốt. Nhờ hai nguyên liệu này mà bánh bò thốt nốt có màu vàng rất đẹp mắt cùng với độ ngọt thanh dịu, hương thơm cuốn hút. Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn bình dị này trên các con phố của Siem Reap.

5. Dế chiên tẩm ớt

Có lẽ con trùng chính là thứ để lại ấn tượng sâu đậm nhất và cũng khó ăn nhất của các du khách du lịch quốc tế khi đến Campuchia. Các loại côn trùng từ kiến, nhện, dế, bò cạp… đủ loại đều trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các món ăn thơm ngon đầy chất dinh dưỡng này. Trong đó, ấn tượng sâu sắc nhất phải nói đến món dế chiên tẩm ớt cuốn hút. Ban đầu món ăn này có thể sẽ khiến người ăn có cảm giác ghê ghê, nhưng khi thử ăn vào bạn sẽ cảm nhận thấy hương vị béo, thơm và bùi trên lưỡi.

6. Cơm Lam

Cơm Lam là một món ăn đặc sản thường được nấu vào những dịp đặc biệt như lễ hội hay tiệc tùng của người Campuchia. Quy trình để chế biến món cơm Lam rất công phu và tỉ mỉ, người nấu sẽ chọn loại gạo nếp cực kỳ thơm ngon, sau đó bỏ vào các ống nứa còn tươi (những cây nứa này không được quá già mà cũng không được quá non) sau đó đem nướng trên các bếp than rực hồng cho đến khi nào ngửi thấy mùi gạo thơm là chín và có thể thưởng thức ngay.

7. Gỏi đu đủ Tomyam

Món ăn này có nhiều nét tương đồng với Thái Lan và Lào đặc biệt là các món ăn sống và rau trộn. Nổi bật nhất trong đó phải nói đến món Tomyam, một loại gỏi hấp dẫn gồm có: tôm khô, đậu đũa, dưa chuột, tỏi, ớt… nhưng đu đủ vẫn là nguyên liệu chính.

8. Hủ tiếu Nam Vang

Tuy hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng thực chất do người Hoa chế biến. Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ nấu cùng lòng heo. Sau đó nhúng sơ mì với nước dùng rồi cho các nguyên liệu khác vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Đây được đánh giá là món ăn nhất định khách du lịch Siem Reap không thể không ăn.

9. Các món nướng

Món ăn của người Campuchia được chế biến rất đa dạng nhưng đồ nướng vẫn là chủ đạo cho các món ăn. Những món nướng ở khắp mọi nơi, từ quán ăn vỉa hè cho đến các nhà hàng sang trọng tại Siem Reap. Các món nướng ở đây cũng vô cùng phong phú từ các món hải sản nướng thơm ngon đầy chất dinh dưỡng cho đến các món thịt rừng tẩm đầy gia vị vô cùng hấp dẫn. Bạn nên thử cà cuống nướng khi đến đất nước này.

10. Chè thốt nốt

Chè Campuchia rất ngọt. Có rất nhiều loại chè khác nhau mà người Campuchia chế biến mang phong cách địa phương theo khẩu vị rất lạ. Ngon nhất là món chè thốt nốt – một nguyên liệu lấy chủ yếu từ trái thốt nốt. Với hương vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng với trái thốt nốt giòn tan sẽ làm thực khách nhớ mãi khôn nguôi.